Sx

1. Các yếu tố vi lượng và các bệnh lý da mi thiên hạ bét

【thiên hạ bét】Đừng xem nhẹ việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng

Đừng xem nhẹ việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng - Ảnh 1.

1. Các yếu tố vi lượng và các bệnh lý da miễn dịch

ThS-BS Lê Minh Châu cho biết, khoa học đã chứng minh, sự hình thành và khởi phát của các bệnh lý da miễn dịch như chàm, dị ứng, vảy nến, lupus, viêm tuyến mồ hôi nung mủ, bạch biến, bệnh lý bóng nước… rất phức tạp. Các bệnh nêu trên không những liên quan đến hệ gen (tính di truyền) mà còn liên quan đến môi trường sống của bệnh nhân.

Đừng xem nhẹ việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng - Ảnh 2.

Một trong những yếu tố quan trọng trong lối sống có ảnh hưởng đến sự phát triển và độ nặng của bệnh đó là chế độ dinh dưỡng. Đa số người bệnh quan tâm đến vấn đề này, đây cũng là câu hỏi mà các bác sĩ da liễu thường nhận được trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh.

1.1. Chàm hay viêm da cơ địa

Chàm hay viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý viêm da miễn dịch thường gặp nhất trên toàn thế giới. Bệnh này đặc trưng bởi hiện tượng da khô, tróc vảy mịn, gây ngứa, đôi khi trở nặng, da có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ. Các mụn nước này khi vỡ có nguy cơ gây nhiễm trùng.

Ngoài các biện pháp điều trị theo toa của bác sĩ, chế độ ăn cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành và khởi phát bệnh. Các bà mẹ có bổ sung lợi khuẩn dòng Lactobacillus trong giai đoạn mang thai sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc viêm da cơ địa sau sinh. Ngoài ra, việc thiếu hụt các vitamin A, D, B12, kẽm (Zn), sắt (Fe) trong khẩu phần ăn đã được chứng minh là kích hoạt sự bùng phát viêm da cơ địa ở các trẻ có yếu tố nguy cơ.

Đừng xem nhẹ việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng - Ảnh 3.

1.2. Vảy nến

Bên cạnh viêm da cơ địa, vảy nến là một bệnh lý gây ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không những ảnh hưởng về tâm lý khi da khô bong tróc thành mảng dày hay đỏ da liên tục mà bệnh này còn có tác động xấu đến các cơ quan khác như cơ xương khớp, tim mạch,…

Đừng xem nhẹ việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng - Ảnh 4.

Ngoài các chế phẩm thuốc dạng uống và dạng thoa có vitamin D; bệnh nhân vảy nến cũng nên bổ sung loại vitamin này trong chế độ ăn uống hằng ngày để củng cố hệ miễn dịch, giúp chống lại bệnh từ bên trong. Vitamin D giúp tổng hợp filaggrin - một protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì nước cho làn da, giúp da ẩm mượt, hạn chế bong tróc.

Bên cạnh đó, nếu bổ sung vitamin B12 và selen trong khẩu phần ăn sẽ giúp giảm hiệu quả các yếu tố viêm trong thời kỳ bùng phát bệnh, hỗ trợ lành bệnh.

1.3. Bạch biến

Bạch biến là một bệnh lý da làm suy giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân nghiêm trọng vì họ sẽ có những mảng da mất sắc tố không hồi phục xen lẫn giữa những vùng da bình thường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin khi giao tiếp xã hội.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đang được nghiên cứu và phát triển để điều trị bệnh này một cách tối ưu. Ngoài chế độ ăn không chứa gluten đã được chứng minh giúp tái lập sắc tố da trong một vài trường hợp, việc kết hợp thoa corticosteroid ở vùng da mất sắc tố và bổ sung 440mg kẽm mỗi ngày sẽ giúp hình thành melanin (hạt sắc tố) tốt hơn là chỉ dùng corticosteroid đơn độc.

1.4. Lupus

Như các bệnh lý miễn dịch mang tính hệ thống khác, lupus không những ảnh hưởng đến da mà còn phá hủy những cơ quan quan trọng khác như tim, phổi, khớp… Vì vậy, các bác sĩ thường có các phương thức điều trị khác nhau thay đổi theo từng tình trạng của bệnh nhân. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị, chế độ ăn bổ sung các loại vitamin và yếu tố vi lượng rất cần thiết trong việc giảm độ nặng của bệnh cũng như giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch sau này.

Đừng xem nhẹ việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng - Ảnh 5.

Vào năm 2018, ThS-BS Lê Minh Châu đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá nồng độ homocysteine trên bệnh nhân lupus ban đỏ. Kết quả cho thấy, các bệnh nhân có bổ sung vitamin B6, B12, acid folic trong khẩu phần ăn sẽ có nồng độ homocysteine cao hơn so với các bệnh nhân không bổ sung. Điều này giúp các bệnh nhân có bổ sung các yếu tố vi lượng này có tình trạng bệnh nhẹ và khu trú hơn các bệnh nhân còn lại. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Y học, Phụ bản tập 24 , số 2, năm 2020.

2. Các yếu tố vi lượng và các bệnh lý đồng mắc với các bệnh lý da miễn dịch

Ở các bệnh lý có tác động lên toàn bộ hệ thống như lupus và vảy nến, việc điều trị không chỉ nên quan tâm đến biểu hiện da mà còn phải lưu ý đến các bệnh đồng mắc có nguy cơ làm tăng tử vong cho bệnh nhân như tim mạch.

Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã có bài báo về mối liên quan giữa các yếu tố vi lượng và việc hình thành, phát triển các bệnh lý tim mạch đồng mắc ở các bệnh nhân có bệnh miễn dịch hệ thống. Theo đó, việc thiếu hụt vitamin D, vitamin B6, B12, acid folic trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Các bệnh này dễ gây tử vong cho những bệnh nhân có bệnh lý miễn dịch từ trước.

Cuối cùng, ThS-BS Lê Minh Châu chia sẻ, chúng ta nên có khẩu phần ăn đúng, bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng, vitamin cần thiết để giúp giảm viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện hàng rào bảo vệ da, giảm bùng phát cũng như giảm độ nặng của các bệnh lý da miễn dịch.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap