Sx

Sau quá trình khám và thụ tinh ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh H ty le online

【ty le online】'Quả ngọt' sau 8 năm vô sinh do tử cung có hai sừng

Sau quá trình khám và thụ tinh ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản,ảngọtsaunămvôsinhdotửcungcóhaisừty le online Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, vợ chồng chị Trương Thị Hương sinh con thành công, hiện bé trai ba tuổi.

Trước đó, BS.CKI Phan Ngọc Quý, chẩn đoán chị Hương khó mang thai vì tử cung hai sừng. Thống kê cho thấy những bất thường ở tử cung xảy ra ở khoảng 3% nữ giới, trong đó dị tật này chiếm khoảng 26%.

Bác sĩ Quý giải thích tử cung hình thành và phát triển khi người nữ còn là bào thai, trong khoảng tuần thứ 10 đến thứ 20 thai kỳ. Lúc này, hai ống trung thận hợp nhất với nhau tạo thành một khoang tử cung. Nếu quá trình sáp nhập không diễn ra dẫn đến hiện tượng có hai tử cung. Nếu diễn ra một phần sẽ tạo thành tử cung hai sừng hoặc tử cung có vách ngăn. Một số trường hợp có cả vách ngăn tử cung và âm đạo kết hợp.

Tình trạng này khiến tử cung nhỏ hơn bình thường, dẫn tới khó đậu thai hoặc tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, nhau bám bất thường hoặc ngôi thai bất thường (ngôi ngược, ngôi ngang).

Bác sĩ Quý cho biết bệnh không bộc lộ triệu chứng nên khó phát hiện, hầu hết được chẩn đoán trong quá trình khám. Một số trường hợp có thể kèm theo âm đạo bít, hẹp, người bệnh có thể gặp triệu chứng đau bụng khi hành kinh, ra máu bất thường.

Phụ nữ mắc dị tật này ở mức độ nặng cần phẫu thuật tạo hình tử cung qua nội soi trước khi mang thai. Bác sĩ cắt phần đáy hai sừng tử cung và sáp nhập hai bên với nhau để tạo đáy tử cung giống bình thường, giúp phôi thai có không gian phát triển. Sau phẫu thuật, phụ nữ cần chờ khoảng ba tháng mới nên mang thai, tránh nguy cơ vỡ tử cung khi chuyển dạ. Tỷ lệ mang thai sau phẫu thuật đạt khoảng 85%. Khả năng thụ thai thành công tăng lên khi điều trị IVF.

Bác sĩ Quý tư vấn cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Quý tư vấn cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trường hợp chị Hương, hai vòi tử cung không tắc nghẽn, tử cung vẫn có khả năng mang thai mà chưa cần can thiệp, vợ chồng chị quyết định thụ tinh ống nghiệm (IVF) để sớm có con.

Tháng 3/2020, chị Hương được kích thích buồng trứng, thu 8 noãn, tạo 6 phôi ngày 3. Chị xin chuyển hai phôi vào tử cung, trữ đông 4 phôi còn lại. 5 ngày sau, chị có kết quả đậu song thai.

Chị Hương còn mắc lupus ban đỏ, một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tự tấn công và làm tổn thương các mô. Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể thai phụ có thể làm khởi phát đợt cấp của bệnh lupus ban đỏ, gây ra những tổn thương nặng nề ở da, máu, khớp, thận. Lúc này, cả mẹ và thai nhi đối diện trước nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như sẩy thai, lưu thai, sinh non, thai chậm phát triển, có thể tử vong. Do đó, bác sĩ dùng thuốc ức chế miễn dịch và theo dõi điều trị bệnh song song khi chị mang thai để đảm bảo an toàn.

Tháng 1/2021, vào tuần 29 thai kỳ, chị bất ngờ vỡ ối. Hai bé trai chào đời, nặng 1,3 kg và 1,2 kg, được cấp cứu hồi sức. Sau 11 ngày, một bé mất vì xẹp phổi, bé còn lại được cứu sống.

Bé Ken - con của vợ chồng chị Hương hiện ba tuổi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bé Ken - con của vợ chồng chị Hương hiện ba tuổi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hiện bé trai ba tuổi, phát triển khỏe mạnh. Vợ chồng chị Hương quay lại bệnh viện Tâm Anh để làm IVF, sinh thêm con.

Trịnh Mai

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap