Đó là thứ đồ uống dân dã,ôđámeSàiGògif sex không được nhắc đến bởi chuyên gia ẩm thực. Đá me được cho thêm nước, khuấy đều, thêm đá rồi thưởng thức.
Đơn giản thế thôi mà ngon lạ thường. Vô Sài Gòn công tác, bên cạnh những ngày nghỉ ở khách sạn sang trọng, rồi những bữa tiệc đầy đủ món ăn nổi tiếng, người Sài Gòn xa quê đâu đó thoáng nghĩ đến món giải khát đường phố thân thuộc. Hình ảnh xa xăm mà cũng gần lắm, chỉ việc bước chân ra đường là được phục vụ ngay tắp lự.
Đá me dân dã thường được bán trên xe đẩy. Dần dà thấy chỗ nào đông đúc, bán được, người bán tìm cách đứng cố định mưu sinh. Người ngược người xuôi, đi qua rồi tặc lưỡi giật lùi lại. Không phải vì họ tiếc thời gian mà vì món đá me ngon quá.
Tôi cũng mấy lần quay lại như thế. Xe đá me có khách, cô bán hàng kéo khăn che mặt xuống, lộ ra nụ cười thật tươi. Mưu sinh cả ngày trên đường phố, mảnh đời nhọc nhằn cùng những ước mơ đẹp tươi là động lực, cô rót rót, khuấy khuấy rồi làm ra ly đá me thơm mát, chua dịu.
Xe giải khát đó bán nhiều thứ, nhưng tôi thường gọi đá me. Có lẽ vì đó là món đồ uống chuẩn bị nhanh nhất. Có thể coi đó là một loại thức uống liền, bởi hộp đá me đã ngào sẵn, ai mua chỉ cần đổ ra, thêm nước và cho đá. Một chút đậu phộng bùi bùi ở trên làm ly đá me thêm hấp dẫn, tạo ra vị ngon rất riêng.
Thỉnh thoảng, cô bé con bên cạnh cố gắng phụ giúp mẹ. Chân em đi không vững do một di chứng bệnh tật, cũng lúi húi phụ mẹ mưu sinh. Mẹ thấy con loay hoay mở cái nắp hộp to đùng, không mắng mỏ mà dịu dàng cùng con vặn ra một chút để con tự mở được hộp. Em bé cười toe toét, hai tay bưng ly đá me tự làm trao cho tôi.
Những lúc như thế, tự dưng tôi lại muốn đưa nhiều hơn số tiền ly đá me để giúp đỡ chút gì cho mẹ con cô. Có lần, tôi đưa tờ hai mươi ngàn cho ly đá me rồi bảo cô không cần thối lại. Cô lắc đầu, cô bé cũng giục mẹ trả tiền thừa cho khách, tôi nhanh chóng nghĩ ra một giải pháp vừa lòng cả hai bên là làm thêm một ly nữa cho tôi mang đi.
Người nghèo mưu sinh trên đường phố Sài Gòn đều có nỗi khổ riêng. Ai muốn trẻ con phải đội nắng cùng mẹ? Con trẻ hồn nhiên lắm, thấy mẹ khổ thì muốn giúp đỡ thôi. Sài Gòn đất chật người đông lại là may mắn cho hai mẹ con người bán hàng giải khát, chắt chiu cũng đủ cho con đi học. Bé cũng có ước mơ, có mong muốn được ăn ngon mặc đẹp. Bé muốn sau này làm cô giáo. Nhưng đó là chuyện xa vời. Xe đá me vẫn lọc cọc sớm hôm, duy trì được cuộc sống đã là tốt lắm rồi.
Cô bé vẫn nì nèo đòi mẹ cho làm giúp những khi đông khách. Mẹ đành cho con làm việc đơn giản là nhận và thối tiền cho khách. Một trưa ra xe đá me mua ly để ủng hộ, tôi thấy hình như con cao hơn trước. Thì ra con đang mang đôi giày cao gót màu đỏ. Con khoe có một cô đem cho đôi giày cũ của con cô ấy. Còn một thứ mới nữa là chiếc ví to có dây đeo, cũng của một bác khách hàng tặng. Mỗi lần khách đưa tiền, cô bé đưa hai tay nhận rồi thối lại lễ phép, "khuyến mãi" thêm một nụ cười tươi rói.
Trẻ con, chỉ cần niềm vui nho nhỏ thế thôi. Con được giúp mẹ là vui. Chiếc ví của cô bé căng phồng, dường như hôm nay bán được nhiều hàng hơn. Có lẽ nụ cười của cô bé con đã làm nhiều khách đến, có lẽ cũng bởi đây là Sài Gòn.
Cuộc thi viết Hào khí miền Đôngdo Báo Thanh Niên phối hợp cùng Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 tổ chức là cơ hội để độc giả chia sẻ tình cảm sâu đậm của bản thân về đất và người các tỉnh thành Đông Nam bộ (bao gồm Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh, TP.HCM), đồng thời đóng góp những cách làm hay, mô hình mới, tư duy sáng tạo, năng động của người miền Đông. Tác giả có thể gửi bài tham dự theo hình thức tản văn, tùy bút, ghi chép, phóng sự báo chí... để có cơ hội nhận các giải thưởng hấp dẫn với tổng trị giá đến 120 triệu đồng.
Bài dự thi vui lòng gửi về địa chỉ email haokhimiendong
Thể lệ chi tiết vui lòng xem tại đây.