Sx

Đơn vị tổ chức cho biết, lý do tọa đàm là Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư (NĐ30) đã bỏ q tỷ lệ cược malay

【tỷ lệ cược malay】Tọa đàm về dấu hai chấm

Đơn vị tổ chức cho biết,ọađàmvềdấuhaichấtỷ lệ cược malay lý do tọa đàm là Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư (NĐ30) đã bỏ quy định bắt buộc viết hoa chữ cái đầu âm tiết sau dấu hai chấm, khác với các quy định trước đó trong các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn hiệu lực.

Câu chuyện tưởng như một dấu chấm nhỏ, lại làm lộ ra những câu hỏi không dễ trả lời.

Từ hơn 15 năm trước, trong một đề tài nghiên cứu về soạn thảo tài liệu khoa học, tôi nhận thấy cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp đều có những bộ quy tắc nhập liệu (tiếng Anh: style guide; tiếng Pháp: code typographique) rất đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ. Nhưng trong tiếng Việt thì chỉ có những quy định rời rạc, riêng rẽ trong vài lĩnh vực đặc thù, chủ yếu là ngôn ngữ và hành chính. Đương thời, chuyên gia ngôn ngữ học, cố giáo sư Cao Xuân Hạo đã viết một cách chua chát: "ở ta có hai ngành mà nhiều người quan niệm là không cần học một chữ nào cũng có thể làm được: là Văn và Ngữ.Cho nên tình trạng lạc hậu của hai ngành này là khó tránh khỏi". Từ đó đến nay, rất nhiều cuộc bàn luận, với mục đích giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đã không ngừng nổi lên rồi lắng xuống. Nhưng tất cả vẫn chưa thoát khỏi nhận định trên, vì tiếng nói của những người không có chuyên môn sâu về ngôn ngữ học thường lấn át ý kiến của người có kiến thức và kinh nghiệm thực thụ trong lĩnh vực này.

Nhìn ra thế giới, mỗi khối ngôn ngữ lớn như tiếng Anh và tiếng Pháp có đến hàng chục bộ quy tắc nhập liệu khác nhau, có bộ ra đời từ cả trăm năm trước. Ở Anh có bộ Hart’s Rules for Compositors and Readers at the University Press, Oxford(Quy tắc Hart dành cho người soạn thảo và bạn đọc Nhà xuất bản Đại học Oxford) công bố lần đầu năm 1893. Sau 92 ấn bản suốt hơn một thế kỷ, bộ quy tắc này càng hoàn thiện hơn và phát triển thành một bộ mới áp dụng từ năm 2005. Dù do một nhà xuất bản đại học ban hành, nó được áp dụng rộng rãi nhờ tính đầy đủ, chặt chẽ và nhất quán.

Tương tự, ở Mỹ, bộ The Chicago Manual of Style(Sổ tay quy tắc nhập liệu Chicago) được Nhà xuất bản Đại học Chicago công bố lần đầu năm 1906, cũng được áp dụng rộng rãi không chỉ tại Mỹ mà còn nhiều nơi trên thế giới.

Ở Pháp, bộ quy tắc đầu tiên là do Hội ái hữu các giám đốc, thợ xếp chữ và thợ sửa bản in ở Pháp ban hành năm 1928, có tên "Code typographique", đến năm 1997 được cập nhật mới. Bên cạnh đó còn có quyển "Lexique des règles typographiques en usage à l'Imprimerie nationale" (Sổ tay quy tắc nhập liệu áp dụng tại Nhà in Quốc gia), phát hành lần đầu năm 1971, sau đó hoàn thiện dần đến phiên bản thứ năm vào năm 2002. Đây là hai bộ được áp dụng nhiều nhất trong các hệ thống xuất bản cả dưới định dạng giấy lẫn định dạng điện tử tại Pháp.

Không chỉ ba nước nói trên, nhiều nước khác cũng có các bộ quy tắc nhập liệu khác nhau. Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) cũng có một loạt bộ tiêu chuẩn riêng biệt liên quan đến các quy tắc như trình bày trích dẫn khoa học, viết tắt, trình bày số và đơn vị đo lường, đánh số đề mục...

Dù tương đối đa dạng, điểm chung của các bộ quy tắc trên là tính toàn diện, đầy đủ và nhất quán trong nội tại, về các nhóm chủ đề chính như sau: ngữ pháp và chính tả; viết hoa và viết tắt; dấu câu và kí hiệu; thời gian; đơn vị đo lường và công thức toán học. Một điểm nữa là các bộ quy tắc này chỉ mang tính khuyến cáo của một bộ tiêu chuẩn, chứ không có tính bắt buộc như một quy chuẩn. Nhưng nhìn chung những điểm giống nhau giữa các bộ quy tắc này cho phép giải quyết phần lớn các tình huống trình bày văn bản. Những điểm khác biệt còn lại chủ yếu là các vấn đề kỹ thuật cụ thể, thường không ảnh hưởng nhiều đến sự nhất quán tổng thể trong từng lĩnh vực hay hệ thống tổ chức. Mỗi bộ quy tắc thường được một tổ chức duy nhất biên soạn, thường xuyên cập nhật, bổ sung những tình huống phát sinh chưa được bao quát trong phiên bản trước đó, vừa bảo đảm tính ổn định vừa duy trì được sức sống của các quy tắc đặt ra trong bối cảnh mới không ngừng biến đổi.

Quay lại Việt Nam, nguồn gốc ban đầu vốn là viết thường sau dấu hai chấm theo kiểu Pháp. Tuy nhiên, từ thập niên 2000, một số văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là khi hướng dẫn thi hành Nghị định số 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư, đã bắt đầu có quy định sau dấu hai chấm trong cùng câu phải viết hoa âm tiết đầu. Sau nhiều năm áp dụng cách viết này, không hiểu sao văn bản mới nhất là NĐ30 lại không còn bắt buộc, mà cũng không vô hiệu hóa một số văn bản quy phạm pháp luật trước kia có quy định ngược lại. Kết quả là, mỗi người có thể hiểu một kiểu, ai cũng có lý của mình và đều có căn cứ pháp lý hẳn hoi.

Vấn đề là không chỉ mỗi cái dấu hai chấm. Các văn bản quy phạm pháp luật này dù có tính ràng buộc cao, lại thường chỉ quy định sơ sài một số điểm, dẫn đến không bao quát. Thậm chí ngay trong cùng lĩnh vực, dù ở trên ban hành quy định như thế này, các bộ phận thực thi bên dưới hoàn toàn có thể làm thế khác. Dễ thấy nhất là các quy tắc chính tả mà giới ngôn ngữ học đã dày công nghiên cứu, biên soạn và hệ thống hóa, hay cách ghi các đơn vị đo lường chính thức theo Nghị định số 134/2007/NĐ-CP, hầu như không được tôn trọng trong hệ thống văn bản hành chính của các cơ quan Nhà nước, các ấn phẩm tài liệu khoa học, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đó là chưa kể đến những vấn đề phức tạp hơn mà bản thân giới chuyên môn ngôn ngữ học còn chưa ngã ngũ, như cách viết I/Y, vị trí đặt dấu thanh, cách ghi tên riêng... Vẫn là cố giáo sư Cao Xuân Hạo trong cùng bài viết nêu trên đã khẳng định: "trong đội ngũ ngôn ngữ học của chúng tôi cứ mỗi người là một phái, không ai chịu nghe ai, không ai tranh luận với ai, vì sợ ‘động chạm’ đến người khác và do đó người khác sẽ ‘động chạm’ đến mình".

Mở rộng ra các lĩnh vực khác và trong toàn xã hội, không chỉ có hiện tượng "mỗi người một phái, không ai chịu nghe ai", mà còn có thêm các "trường phái" thờ ơ dễ dãi (viết sao cũng được, miễn nói ra đọc ra hiểu được là xong), cách tân quá mức (thay đổi những cách viết đã có sự ổn định cao), bảo thủ cực đoan (Việt hóa triệt để các từ mượn tiếng nước ngoài)... Tất cả góp phần tạo nên bức tranh hỗn tạp cho một loại ngôn ngữ đặc biệt như tiếng Việt.

Ai sẽ là người cầm trịch và làm sao để khắc phục tình trạng lộn xộn này?

Không hẳn là không có cách trả lời, xét tới kinh nghiệm của các bộ quy tắc nhập liệu quốc tế.

Nguyễn Tấn Đại

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap