Nguyên nhân thường bắt đầu từ những chuyện tưởng là "vặt",ạolựchọcđườngkhóchấmdứtkhichỉđạovàthựctiễnngượchúc mừng đám cưới chuyện trẻ con; rồi bùng nổ dẫn đến đánh nhau do mâu thuẫn trên mạng xã hội của các học sinh có liên quan. Sau mỗi vụ việc, tôi ray rứt, giá mà mình nhìn xa hơn, trao đổi với học sinh thường xuyên; chia sẻ với đồng nghiệp, phụ huynh cẩn trọng; kịp thời hướng dẫn cách làm thích hợp, sâu sắc và kiên quyết thì có thể không xảy ra.
Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử: Học sinh giữa những khoảng trống tâm lý mênh mông
Trước đây, tôi từng giao cho một giáo viên chủ nhiệm (còn trẻ) giải quyết vụ hai nữ sinh trong lớp của thầy đánh nhau. Thầy làm theo quy trình, đến bước 3 là để cho đại diện gia đình hai bên gặp nhau. Cứ ngỡ sẽ khép lại tốt đẹp, không ngờ, lúc đó, phụ huynh học sinh A tát học sinh B và nhà trường phải đối mặt cơn thịnh nộ từ phụ huynh.
Thực hiện theo phong trào và nặng bệnh thành tích
Trường học nào trong kế hoạch giáo dục cũng đều có nội dung phòng chống bạo lực học đường. Tuy nhiên, nhiều nội dung "diễn là chính", trò nghe "mua vui cũng được một vài trống canh", xong rồi, đâu vào đấy.
Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, các cấp ủy, chính quyền địa phương cũng có hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nhằm phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường.
Vụ nữ sinh ở Nghệ An tự tử: ‘Quy định cứng nhưng tình người là mềm’
Dù vậy, từ đó đến nay, giữa chỉ đạo và thực tiễn tựa như dao động "ngược pha". Thống kê cho thấy, trung bình có 5 vụ bạo lực học đường mỗi ngày và tôi nghĩ rằng con số này mới chỉ là phần nổi của tảng băng.
Chưa kể, hoạt động phòng chống bạo lực học đường được thực hiện theo phong trào và nặng bệnh thành tích thì khó có thể đẩy lùi. Lãnh đạo nhiều trường chưa làm thấu đáo việc giáo dục cho học sinh biết cách sống yêu thương, khoan dung, nhường nhịn do họ còn nhiều kế hoạch, báo cáo tranh đua thành tích.
8 giải pháp: Trong đó có thói quen đọc sách và ban hành luật về phụ huynh
Vì thế, tôi đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và đẩy lùi bạo lực học đường:
Thứ nhất,Bộ GD-ĐT nên điều chỉnh số tiết trong một tuần dành cho các môn học và quỹ thời gian còn lại tăng cường giáo dục đạo đức. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang triển khai quá nặng nề, buộc thầy trò quay cuồng trong vòng xoáy dạy-học-kiểm tra-thi. Học kiểu ấy, hoạt động trải nghiệm lại hình thức, các cuộc thi thì chăm vào giải thưởng để cộng dồn vào thi đua, làm sao dạy trò sống ngay ngắn?
Thứ hai,xây dựng văn hóa học đường với phương châm "trường ra trường, lớp ra lớp; thầy ra thầy, trò ra trò". Trường học lấy kỷ cương, tình thương, trách nhiệm làm nền tảng. Khi giá trị đó thật sự bền vững, bạo lực học đường khó có thể xảy ra. Chạy theo trường học thân thiện, trường học hạnh phúc trên quy mô… phổ cập là duy ý chí!
Thứ ba,tập huấn cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán về giáo dục kỹ năng, công tác tư vấn tâm lý học đường, phương pháp đứng lớp, gắn với phòng chống bạo lực học đường. Đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường phải là giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín, có chế độ đãi ngộ cao.
Thứ tư, không lạm thu và xóa bỏ dạy thêm tràn lan. Lạm thu và dạy thêm làm xói mòn niềm tin của học sinh vào nhà trường, làm nhạt nhòa hình ảnh người thầy. Trường học đánh mất niềm tin thì trò làm sao tìm đến thầy cô, phòng tư vấn tâm lý học đường để chia sẻ? Khi ấy, đánh nhau xong, học sinh cũng chẳng khai, nói gì đến việc nắm được thông tin (liên quan đến bạo lực học đường) từ đầu mà ngăn ngừa.
Thứ năm,giáo viên, lãnh đạo trường học phải biết lắng nghe học sinh (trực tiếp hoặc qua mạng xã hội), cùng phụ huynh, nhất là đối với học sinh cần trợ giúp, để các em luôn thấy yên tâm, tự tin khi đến trường hay ở nhà, trong giao tiếp với bè bạn và mọi người.
Thứ sáu, xây dựng nhà trường xanh-sạch-đẹp, tổ chức hoạt động nhân đạo, từ thiện để thầy trò cùng học làm người tử tế. Tùy điều kiện mà triển khai, tuyệt đối không "tận thu". Nhà nước, chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân mở trường phổ thông tư thục hoạt động phi lợi nhuận, loại hình này hiện quá ít ỏi. Thêm trường học nhân văn, trẻ thêm cơ hội học, làm theo điều tử tế.
Thứ bảy, cần ban hành luật về phụ huynh, quy định rõ vai trò, trách nhiệm của phụ huynh trong nuôi dạy con em tại gia đình, trong phối hợp với nhà trường… Nếu phân định rõ, chế tài nghiêm thì sẽ không còn chuyện "trăm sự nhờ thầy cô", phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối… Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội thông suốt, chặt chẽ, bền vững sẽ góp phần ngăn ngừa bạo lực học đường.
Cuối cùng, ngành giáo dục không nên nặng nề điểm số; kiểm tra vừa sức học sinh; phân loại học sinh (khéo léo) và hỗ trợ các em xuyên suốt trong quá trình học tập để tiến bộ. Đọc sách là vắc xin tốt nhất để phòng chống bạo lực học đường. Thực tế hiện nay, thói quen đọc sách là vùng trũng trong nhà trường.
Phòng chống bạo lực học đường vừa là thách thức, vừa là cơ hội để thực hiện tốt đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đó chính là nguồn năng lượng tích cực cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui.