"Tôi là thế hệ đầu 9x. Ngày tôi ra trường chiếc xe máy,ôinỗlựctrongnămròngmớimuađượcnhàSàiGòc54 phương tiện đi làm còn không có. Gia đình nghèo khó, ba bệnh hiểm nghèo 10 năm rồi mất, mẹ gồng gánh lo cho ba anh em ăn học. Hàng ngày tôi đi gần chục km trên chiếc xe đạp cũ để đi học qua các cấp.
Ra trường năm 2011, tôi xác định rõ phải nỗ lực gấp 200-300% năng lực của một người. Chỉ có làm việc, làm việc và làm việc, tích lũy. Sáng 7 giờ đi làm, chiều tối muộn 10 giờ mới bắt đầu đi về, mỗi ngày đi về hơn 20 km không có thứ bảy, chủ nhật.
Tôi đặt mục tiêu phải có nhà cửa ở trung tâm thành phố Sài Gòn, thuận tiện đi lại, làm việc. Chỉ có đi làm, không dám ăn, không dám mặt, không dám nghỉ ngơi sớm.
Tôi nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi trong 6 năm ròng. Để mua được căn nhà đầu tiên rộng 3m x 10m, bỏ lộ giới còn 3m x 7m, căn nhà cũ kỹ. Tôi trả giá cao nhất, chấp nhận mua đắt miễn là mua được vì mua được là có nhà.
Không có tiền xây tôi lại bán, cứ như vậy bán nhà nhỏ mua căn lớn hơn. Giờ năm 2023 tôi đã có nhà cửa ở trung tâm. Có vài lô đất, căn nhà kinh doanh. Các bạn trẻ phải nỗ lực gấp 300-500% năng lực của một người. Tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn đang tích lũy, đầu tư tìm mua nhà để ở 'thà mua đắt một chút mà mua được, còn hơn mua rẻ mà người khác mua mất'".
Độc giả Anh Hảikể về quá trình mua nhà và cho rằng phải nỗ lực 300% mới mong có cơ hội mua được nhà ở Sài Gòn sau bài viết Hàng nghìn người đang nỗ lực mua nhà Sài Gòn. Bài viết trước, tác giả cho rằng các bạn trẻ muốn mua được nhà, không còn cách nào khác ngoài nỗ lực vì có hàng nghìn người khác nỗ lực gấp 10 lần bạn với cùng mục tiêu.
Bạn đọc nickname hoanghuyle3666nói: "Những người đòi mua nhà Sài Gòn, Hà Nội với giá "thực" cũng giống như đi thi đại học trường top quốc gia như Y Dược, Ngoại Thương, Bách Khoa mà đòi điểm chuẩn đậu phải bằng điểm tốt nghiệp quốc gia, điểm mà 50% cũng có thể đậu vậy.
Nếu thi ngành hot điểm chuẩn 27-28 điểm thì tương đương với nhà trung tâm các khu vực này, và họ đang bảo rằng điểm này đang ảo, bị thổi điểm, không thực và đòi phải kéo xuống 15 điểm cho họ đậu, có phải vậy chăng?".
Độc giả Minh Quâncho rằng: "Tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi cá nhân mà chúng ta có thể quyết định được ngôi nhà mình có thể mua được nó như thế nào.
Dĩ nhiên phải cân nhắc giá cả và đánh đổi tiện nghi, nhà thì giá nào cũng có, trong hẻm sâu, nhỏ, giấy tay, xa trung tâm, công nhân cày cuốc tích cóp 10-15 năm là có thể mua được, chỉ sợ bạn không muốn mua.
Còn các sản phẩm nhà ở hạng cao hơn, thì giá cũng khó tiếp cận hơn, đổi lại sẽ tiện nghi và phục vụ chủ nhân tốt hơn. Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn, bớt khó khăn hơn nếu chúng ta bớt đi kiểu cái gì cũng muốn mà không biết tự lượng sức mình, bởi vì khả năng mình tới đâu chỉ mình là biết rõ nhất".
Độc giả minhdan411chia sẻ kinh nghiệm: "Nếu thu nhập ổn định đừng bao giờ ngại vay ngân hàng để mua nhà trả góp vì trả trong 15-20 năm. Thử hỏi nếu chừng đó năm không dám vay ngân hàng để mua thì cho dù tới chừng đó năm kiếm ra cả đống tiền chưa chắc đã mua nổi.
Lúc mua, tôi vay cả mấy tỷ đồng, thu nhập thì cũng gọi là ổn định. Và rồi dám nghĩ và dám làm cuối cùng vì ở trong căn nhà mà mình rất thích. Đi vay tiền nên rất có động lực, nghĩ căn nhà sẽ là của mình, nhất định phải là của mình rồi cứ cắm cổ, cắm đầu làm, và làm... cho tới khi trả nợ xong trước thời hạn và nhận lại giấy tờ nhà từ ngân hàng. Thế là xong. Tôi có nhà".
Hữu Nghịtổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.