Sx

NUÔI TRÀN LANNăm 2010,khu neo đậutàu cá An Hòa (th bếp hoàng cầm

【bếp hoàng cầm】Thả lồng bè bát nháo ở khu neo đậu tàu thuyền

NUÔI TRÀN LAN

Năm 2010,ảlồngbèbátnháoởkhuneođậutàuthuyềbếp hoàng cầm khu neo đậu tàu cá An Hòa (thuộc địa phận 2 xã Tam Quang và Tam Giang, H.Núi Thành, Quảng Nam) được đưa vào sử dụng làm nơi neo đậu và tránh trú bão cho tàu thuyền. Sau đó, khu neo đậu tiếp tục được nâng cấp để đảm bảo cho tàu cá công suất lớn ra vào trú bão. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở Tam Quang đã chiếm dụng mặt nước làm các bè nuôi thủy sản. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực neo đậu tàu cá An Hòa có hơn 30 lồng bè, được chằng néo sát trụ neo, chiếm dụng cả vị trí neo đậu để cắm cọc nuôi hàu, cá... cản trở lối ra vào của tàu thuyền.

Từ đơn thư bạn đọc: Thả lồng bè bát nháo ở khu neo đậu tàu thuyền  - Ảnh 1.

Nuôi hải sản trái phép tràn lan tại khu neo đậu tàu cá An Hòa

MẠNH CƯỜNG

Ngư dân V.V.Q (58 tuổi, ở thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang) cho biết tình trạng chiếm dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản tràn lan xuất hiện khoảng vài năm trở lại đây, gây nguy hiểm cho tàu cá. Trong các tình huống khẩn cấp tránh trú bão, tàu thuyền không thể di chuyển hoặc không có nơi neo đậu. Chưa kể, lồng bè đang gây ảnh hưởng đến cảnh quan, cản trở dòng chảy và ô nhiễm môi trường. "Lồng bè tràn lan khiến việc di chuyển tàu thuyền neo đậu trở nên khó khăn hơn khi phải luồn lách, hoặc các tàu lớn không thể thả neo tại các trụ neo do bị vướng. Nếu lỡ xảy ra sự cố va đập làm hư hỏng tàu cá hoặc hư hỏng lồng bè của người dân thì không biết ai sẽ chịu trách nhiệm?", ông Q. nói.

Trong khi đó, một người dân nuôi thủy sản trái phép ở khu neo đậu tàu cá An Hòa lại phân trần: "Đi biển thì bấp bênh, ở nhà không có nghề gì làm, hết thế nên gia đình tôi tận dụng mặt nước của âu thuyền để thả 2 bè nuôi hàu kiếm thêm thu nhập. Mỗi vụ nuôi hàu kéo dài khoảng 5 tháng là thu hoạch, khi đến mùa mưa bão thì chúng tôi kéo bè vào bờ, trả lại mặt nước để tàu vào trú bão, chứ cũng không ảnh hưởng gì".

DI DỜI ĐẾN KHU QUY HOẠCH MỚI

Ông Nguyễn Lợi, Phó chủ tịch UBND xã Tam Quang, cho biết trước phản ánh của ngư dân, địa phương cũng đã nhiều lần tuyên truyền, vận động người nuôi hải sản trái phép tại khu neo đậu tàu cá tự tháo dỡ lồng bè, trả lại hiện trạng mặt nước. Tuy nhiên, các đợt vận động cũng chỉ mang tính giải pháp tạm thời vì sau đó tiếp tục tái diễn tình trạng chiếm dụng mặt nước khu neo đậu. "Thời gian qua, dù chưa xảy ra thiệt hại nghiêm trọng do va chạm giữa tàu thuyền với lồng bè nuôi thủy sản nhưng những tác động xấu khó tránh khỏi", ông Lợi nói.

Từ đơn thư bạn đọc: Thả lồng bè bát nháo ở khu neo đậu tàu thuyền  - Ảnh 2.

Các lồng bè trái phép khiến tàu cá của ngư dân gặp khó khăn trong di chuyển, mất chỗ neo đậu

Theo ông Lợi, trên địa bàn xã có rất nhiều hộ dân làm nghề nuôi trồng thủy sản nhưng theo quy hoạch thì xã không có vùng nuôi trồng thủy sản. Vì vậy mới xảy ra chuyện chiếm dụng khu neo đậu tàu cá An Hòa để nuôi trồng trái phép. Địa phương cũng đang phối hợp với các ban ngành của H.Núi Thành vận động, hỗ trợ các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã di dời lồng bè đến khu quy hoạch nuôi trồng mới tại xã Tam Hải.

Ông Ngô Đức An, Phó chủ tịch UBND H.Núi Thành, cho hay việc chiếm dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản dù là kế sinh nhai của người dân miền biển, nhưng không nằm trong quy hoạch. Huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung vận động các hộ dân di dời tất cả lồng bè ở khu neo đậu An Hòa về vị trí đã quy hoạch ở xã đảo Tam Hải.

Theo ông An, huyện cũng đã làm việc với Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT tỉnh Quảng Nam nhằm hỗ trợ một phần cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản di dời lồng bè đến khu quy hoạch mới. "Chúng tôi sẽ rà soát để di dời toàn bộ nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng chiếm dụng trái phép mặt nước, trả lại đúng công năng cho khu neo đậu tàu cá An Hòa. Mong bà con ủng hộ chủ trương lớn để phục vụ phát triển kinh tế vùng biển, đảm bảo luồng lạch để các tàu thuyền ra vào tránh trú an toàn", ông An nói. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap